Dịch cuốn Running Lean của Ash Maurya

Long
Nguyễn Trường Long
7 min readJul 16, 2017

--

Một buổi chiều, mình ngồi uống cà phê nghe mưa tí tách bên hiên nhà. Dù đã đọc xong cuốn Lean Startup (tựa tiếng Việt là “Khởi nghiệp tinh gọn”) nhưng mình hiểu được rất ít những điều trong cuốn sách nói, đâu đó khoảng 50%. Đang không biết làm sao để xác thực các idea của mình về sản phẩm, vì mình không muốn xây dựng một sản phẩm không ai dùng, ngay lập tức nghĩ đến Quân Trương, CEO của Beeketing.com. Mình chat với Quân và được cậu ấy gợi ý cuốn “Running Lean” của Ash Maurya.

Hình này dùng để làm màu cho bài viết

Mình dị ứng với Startup, Lean Startup và Agile

Hiện nay, giới trẻ của chúng ta, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin đang bị bội thực và bị thổi phồng quá mức của một trào lưu mang tên startup. Ai cũng muốn làm startup và nghĩ đến một tương lai thành công như Facebook, Instagram, Uber, Google… Nên khi nghe người khác nhắc đến cuốn “Lean Startup” (Khởi nghiệp tinh gọn) thì suy nghĩ đầu tiên của mình là “Lại là startup”. Lại phong trào.

Thứ hai là trào lưu của các buổi training, coaching, các event về startup, UI/UX, data, công nghiệp 4.0, AI… Mình không đánh đồng tất cả nhưng có thể do mình chưa có dịp tham gia các buổi chất lượng, thành ra các buổi mình tham gia đều khá tẻ nhạt. Động cơ của những nhà tổ chức là đánh bóng tên tuổi + tuyển dụng nhân sự. Động cơ của các diễn giả là đánh bóng tên tuổi + kiếm tiền. Động cơ của người tham gia (như mình) là networking + lấy kiến thức. Nhưng mình đến những nơi này thì không networking được nhiều và cũng khó networking vì khó tiếp xúc được với người mình thực sự cần kết nối. Kiến thức thì không lấy được vì cả nhà tổ chức và diễn giả đều không mang lại giá trị cho mình. Do đó, mình không có cái nhìn tích cực với hoạt động này.

Nhất là khi cái thứ nhất và cái thứ hai kết hợp với nhau: Đi hội thảo sẽ được tặng sách “Khởi nghiệp tinh gọn” thì mình lại càng “dợn”. Đó là lý do mình trì hoãn việc đọc cuốn sách “Khởi nghiệp tinh gọn” dù nó nằm trong Kindle của mình từ lâu.

Thứ ba là về Agile. Trước giờ cũng nghe Scrum và Agile nhiều, nhưng chỉ nghe nhiều người chém gió về nó, thần thánh hoá nó. Thành ra mình ác cảm với Agile. Mình chỉ xem nó như là một dạng chứng chỉ bắt buộc của các công ty outsource muốn thể hiện năng lực trong hồ sơ đấu thầu các dự án của họ, một dạng bằng cấp mà những người làm sản phẩm in-house như mình “không thèm” có. Tuy nhiên, khi áp dụng Agile một thời gian, mình nhận ra các điểm mạnh của Agile và có thể hạn chế được các điểm yếu của nó thì mình nghĩ việc áp dụng Agile vào quá trình phát triển sản phẩm là một điều nên làm. Và mình hy vọng những team sắp tới của mình sẽ áp dụng Agile tốt và có hiệu quả.

Rồi sao?

Sau khi mình đọc hết các sách trong Kindle thì chỉ còn cuốn Lean Startup nằm trong đó đã lâu mà chưa được ngó ngàng. Mình đọc thử, và cuối cùng bị thuyết phục bởi nội dung của cuốn sách. Lean Startup cho mình một cách nhìn hoàn toàn mới mẻ về cách xây dựng sản phẩm, mà ở Việt Nam chưa ai áp dụng. Nội dung của cuốn sách cũng rất tinh gọn như tên của nó: Làm sao để xây dựng một sản phẩm có người dùng, hay nói cách khác là: Làm sao để hạn chế việc xây dựng một sản phẩm mà không ai dùng. Tuy nhiên, do trình độ tiếng Anh của mình cũng chưa cao nên mình đọc và không hiểu 100% nội dung cuốn sách.

Mình muốn áp dụng những kiến thức đã đọc trong cuốn Lean Startup nhưng chưa biết cách áp dụng như thế nào. Sau khi được Quân chỉ cho cuốn Running Lean thì mình đã đọc và cảm thấy cuốn này siêu hay. Ví dụ rõ ràng, cụ thể và rất thực dụng. Các bước rất đơn giản và dễ hiểu. Tiếng Anh cực dễ. Mình thấy rất cần thiết khi có thể phổ biến kiến thức của nó ra cho mọi người, cho nên mình muốn dịch lại cuốn sách này sang tiếng Việt.

Một phần nữa là chưa có cuốn nào hướng dẫn làm sản phẩm mà lại thực chiến như hai cuốn Lean Startup và Running Lean. Là thực chiến. Mình cần thực chiến, không cần lý thuyết suông.

Link tải bản gốc tiếng Anh (phiên bản *.mobi cho Kindle)

Mình cũng khuyên các bạn nên tìm đọc sách gốc bằng tiếng Anh để hiểu hơn, bản dịch dù sao cũng không thể truyền tải hết được tinh thần của bản gốc. Ai muốn đọc định dạng file khác thì comment mình chỉ cho cách tìm.

  • The Lean Startup (Erics Ries):
  • Running Lean (Ash Maurya):

Tại sao mình lại dịch cuốn Running Lean?

Có một vài động cơ thúc đẩy mình muốn dịch cuốn Running Lean của Ash Maurya như sau:

  • Nội dung của nó thực sự hay và thực dụng, chứ không chỉ nói lý thuyết “lã lơi”. Tương tự cuốn Lean Startup của Eric Ries có đưa các ví dụ về sản phẩm IMVU thì cuốn này có đưa ví dụ về CloudFire, là một product của tác giả. Nội dung cuốn sách nói nhiều đến cách thức thực hành (tức là “how”), tác giả hướng dẫn rất kỹ. Cuốn này đặc biệt hữu ích với các bạn đang tập tành làm product, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu.
  • Mình muốn chia sẻ kiến thức trong cuốn sách đến với nhiều người hơn, những người chưa tốt tiếng Anh.
  • Mình muốn hiểu hơn nữa về nội dung cuốn sách. Mình đã đọc một lần, giờ dịch lại cuốn sách chính là đọc lại lần nữa và nghiền ngẫm về nội dung của nó.
  • Muốn rèn luyện tiếng Anh. Đọc đi đọc lại nhiều lần tiếng Anh sẽ giúp khả năng tiếng Anh của mình tốt lên.

Ghi chú rằng mình không được tác giả cho phép cũng như khuyến khích dịch sách của tác giả thành tiếng Việt. Mình dịch lậu thôi. =))

Ai nên đọc sách này?

Những người như sau theo mình nghĩ nên đọc:

  • Những người làm sản phẩm (product owner, product executive, product manager), lập trình viên, UI/UX designer, QC.
  • CEO, co-founders của startup. Mà đặc biệt là của startup công nghệ. Các ngành khác thì mình không chắc nên không dám nói.
  • Business manager

Nội dung cuốn sách

Bạn sẽ học được các nội dung sau từ sách:

  • Làm sao để xác định một vấn đề có đáng để chúng ta giải quyết không, trước khi tìm cách giải quyết nó.
  • Làm sao để tìm được các khách hàng đầu tiên
  • Thời điểm thích hợp để gọi vốn
  • Làm sao để test pricing model (cách làm giá), thu phí
  • Làm sao để quyết định những gì sẽ được cho vào phiên bản 1.0 của sản phẩm
  • Làm sao để build và đo đếm cái khách hàng muốn
  • Làm sao để tối đa hóa tốc độ, quá trình học hỏi và sự tập trung
  • Product/market fit là gì?
  • Làm sao để lặp đi lặp lại product/market fit

Ghi chú

  • Mình sẽ không dịch 100% tiếng Anh. Những từ ngữ chuyên môn sẽ được giữ lại, hoặc đơn giản là do thói quen dùng một số từ tiếng Anh mà đôi khi mình sẽ không dịch ra tiếng Việt. Hoặc để tiếng Anh nó đủ nghĩa hơn thì mình sẽ giữ lại.
  • Mình không chắc có đủ kiên trì để dịch hết toàn bộ cuốn sách không, nhưng mình sẽ cố gắng dịch hết khả năng có thể. Chương nào dịch xong sẽ được up lên Medium chương đó.
  • Trong quá trình dịch chắc chắn gặp rất nhiều lỗi, các bạn chỉ cần bình luận hoặc email/chat với mình để mình sửa. Nhanh thôi.

Các nội dung đã dịch

Phần I: Roadmap

Chương 1. Các nguyên tắc căn bản

Bước 1: Viết ra Plan A

Bước 2: Xác định phần rủi ro nhất trong Plan A

Bước 3: Test plan triệt để

Chương 2. Minh họa Running Lean

Phần II: Viết ra Plan A

Chương 3. Tạo Lean Canvas

Brainstorm các khách hàng tiềm năng

Phác thảo một Lean Canvas (P1) — Vấn đề và tập khách hàng

Phác thảo một Lean Canvas (P2) — UVP

Phác thảo một Lean Canvas (P3) —Giải pháp và Kênh tiếp thị

Phác thảo một Lean Canvas (P4) — Dòng doanh thu và Cơ cấu chi phí

Phác thảo một Lean Canvas (P5) — Các số liệu cơ bản và Lợi thế khó cạnh tranh

Phần III: Xác định phần rủi ro nhất trong plan của bạn

Chương 4. Sắp xếp thứ tự ưu tiên để xác định điểm bắt đầu

Định nghĩa rủi ro

Xếp hạng mô hình kinh doanh.

Tìm lời khuyên từ bên ngoài.

Chương 5. Sẵn sàng thử nghiệm

Xây một team Vấn đề/Giải pháp.

Vận hành hiệu quả các thử nghiệm.

(tạm dừng dịch vì không có thời gian nữa)

Cập nhật (ngày 2/6/2018) mình đã thấy người ta xuất bản và bán. Các bạn có thể tìm sách và mua để ủng hộ tác giả nhé (dù mình chưa đọc nên không biết người ta dịch có tốt không):

--

--

A tech-savvy with an ambitious mind and a passionate heart. A travel, movie, music, art, literature, poem lover. A cat addict.