Thực hành tạo Mục tiêu và Kết quả then chốt trong OKR— Ví dụ thực tế

Long
Nguyễn Trường Long
3 min readSep 3, 2019

--

Đây là bài số 3 trong loạt bài về OKR mà mình đã dịch, bạn có thể tìm hiểu OKR là gì tại đâycách thiết lập OKR theo từng bước tại đây. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành tạo OKR.

Thực hành tạo Mục tiêu và Kết quả then chốt trong OKR
Thực hành tạo Mục tiêu và Kết quả then chốt trong OKR. Nguồn: Happierco.

Mọi người đều bàn tán về OKR! Google đã dùng nó để tăng trưởng ra sao. Nó quyền năng như thế nào trong việc giữ cho tổ chức của bạn cân bằng và tập trung vào những thứ quan trọng.

Nhưng có một vấn đề ngăn cản chúng ta triển khai thành công OKR cho công ty của mình và gặt hái được những lợi ích tốt như những công ty thành công kia (Google, IBM, Netflix…). Thực tế thì viết một OKR tốt rất khó. Thỉnh thoảng chúng ta viết các kết quả then chốt như mục tiêu và viết các công việc hàng ngày như các kết quả then chốt. Chúng ta thực tình không biết nên nhét cái gì vào phần nào. Nhưng viết OKR không quá phức tạp như giải một ô rubic thế đâu. Bằng những ví dụ đúng đắn cho từng trường hợp, bạn có thể thiết lập một OKR hiệu quả. Vậy thì nếu bạn muốn có những mẹo để viết các OKR thành công và tránh các lỗi căn bản thì hãy đọc tiếp nhé.

Cần hoàn thành cái gì?

Câu trả lời cho câu hỏi này chính là mục tiêu. Nó phải rõ ràng và có giới hạn về thời gian.

Ví dụ như chúng ta lấy mục tiêu này “Làm cho web app của chúng ta tốt hơn”, mục tiêu này không rõ ràng. Để làm nó một cách hiệu quả, bạn phải thật cụ thể rằng bạn muốn cải tiến phần nào. Một dạng khác rõ ràng hơn của mục tiêu này là “Giảm thời gian người dùng tiêu tốn vào việc khởi tạo tài khoản còn 2 phút”.

Một ví dụ khác: “Cải thiện khả năng viết blog của các bạn làm marketing”, chứ không phải “Cải thiện team marketing”.

OKR cần phải đo đếm được. Một mục tiêu tệ hại là “Kiếm thật nhiều tiền” trong khi bạn có thể nói “Tăng doanh thu lên 15%”.

Bạn định hoàn thành nó như thế nào?

Trả lời xong câu hỏi này bạn sẽ có kết quả then chốt. Kết quả then chốt cần phải đo đếm được bằng các con số cụ thể.

Kết quả then chốt của bạn có thể là hành động như “Ra mắt tính năng X”.

Dạng kết quả then chốt này luôn bắt đầu bằng một động từ như: ra mắt, tạo, phát triển, bàn giao, xây dựng, làm, triển khai, định nghĩa, tung ra, test, chuẩn bị và lên kế hoạch [1].

Làm đi làm lại, kết quả then chốt của bạn sẽ trở thành con số cụ thể và giá trị để vươn tới, ví dụ:

  • Đạt được 50 người dùng trả phí
  • Tăng mức độ quay lại của user từ 40 lên 75%
  • Giảm tỉ lệ mất user xuống 2%

Ví dụ

OKR của công ty

Mục tiêu: Tăng doanh thu công ty lên 10%

Kết quả then chốt:

  • Có thêm 50 khách hàng mới cuối quý 2
  • Giảm tỉ lệ khách hàng rời bỏ công ty còn 5%

OKR của team marketing

Mục tiêu: Cải tiến quy trình marketing mới

Kết quả then chốt:

  • Tạo quan hệ cá nhân với 5 khách hàng tiềm năng
  • Tăng tỉ lệ khách hàng lên 10%
  • Ra mắt 5 webinar

OKR của CEO

Mục tiêu: Cải thiện danh tiếng công ty

Kết quả then chốt:

  • Ra mắt 2 sản phẩm mới ảnh hưởng lên brand của công ty trong quý 3
  • Phỏng vấn 20 khách hàng để lấy phản hồi
  • Tăng số lượng khách hàng quay lại lên 90%

OKR của kỹ sư

Mục tiêu: Giảm thời gian người dùng tiêu tốn vào việc khởi tạo tài khoản còn 2 phút

Kết quả then chốt:

  • Triển khai hệ thống mới chào mừng người dùng
  • Giảm số bước thiết lập tài khoản từ 15 xuống còn 6

Vậy là xong rồi. Giờ bạn đã đủ thông tin để làm OKR rồi nhé.

[1] http://leanperformance.com/en/okr/success-criteria-types-key-results/

Nguồn: https://medium.com/happierco-blog/how-to-write-objective-and-key-results-practical-examples-dc28e36db0d9

--

--

A tech-savvy with an ambitious mind and a passionate heart. A travel, movie, music, art, literature, poem lover. A cat addict.